Thứ Ba, 14 tháng 3, 2017

[ĐỀ PHÒNG] - [KẺ XẤU EVERYWHERE]

[ĐỀ PHÒNG] - [KẺ XẤU EVERYWHERE]
Hnay có thấy 1 bác nói về việc bị hack, mất fanpage và tiền trong tài khoản, đó không chỉ là giá trị về mặt tiền bạc mà còn ảnh hưởng và mất mát về cả tinh thần. Chia buồn với bác.
Vào chủ đề chính luôn, vấn đề bảo mật thông tin cá nhân là rất nhậy cảm và quan trọng. Vì vậy e có nêu ra 1 số phương pháp để mọi người nâng cao cảnh giác và đề phòng được tốt hơn:
(I) VỚI NHỮNG BÀI CHIA SẺ:
1. TUYỆT ĐỐI K ĐỂ LẠI EMAIL: hầu hết những bài share yêu cầu email hay sđt để lại thì đều có mục đích, k nhắc đến là tốt xấu ntn cả điều quan trọng là chúng ta public thông tin cá nhân thì kèm theo đó là rủi ro.
2. CHECK LẠI THÔNG TIN TÀI KHOẢN ĐĂNG BÀI CHIA SẺ: đề phòng cao độ với các tài khoản không có đầy đủ thông tin, các tài khoản mới lập...
3. NGUỒN SHARE, ĐƯỜNG LINK SHARE: xem nguồn có chính chủ hay không, nguồn liên quan đến người đăng bài share như thế nào, đường link ở bài đăng có giống với đường link ở nguồn hay không, đường link bài share có an toàn hay không...
(II) VỚI DỮ LIỆU ĐƯỢC CHIA SẺ:
1. VỀ DUNG LƯỢNG: Nếu chỉ là file office như doc, excel, notepad, pdf... thì để ý dung lượng THƯỜNG không lớn lắm nếu chủ yếu là text . Nếu dung lượng quá lớn thì đề cao cảnh giác.
2. VỀ ĐUÔI FILE: Nên bật hiện đuôi file ra nhé ( lên mạng search cách bật) nếu file đó mà có icon là word, excel, pdf các kiểu mà đuôi lại là exe thì cẩn thận không click vào.
(III) PHẦM MỀM: E khuyên chân thành nên có sự hiểu biết và sử dụng 1 hoặc 1 số phần mềm để bảo vệ khỏi sự tấn công của các "thánh ăn trộm k cần bịt mặt" như Anti-virus, Anti-malware, Anti-Exploit, Anti-Ransomware...
1 số phần mềm e từng dùng và thấy tốt: kis, McAfee, mbam, avast, norton, bitdefender, eset... trong đó có cả loại trả phí, cả loại miễn phí ( tất nhiên trả phí thì nhiều tính năng hơn và hiệu quả hơn rồi )
Điều quan trọng khi sử dụng các phần mềm là: TUYỆT ĐỐI KHÔNG DÙNG CÁC PHẦN MỀM CRACK. Lợi dụng vào sự ham của miễn phí mà bây giờ hầu hết 99,99% các phần mềm crack đều dính "em bé", rất khó để phân biệt đâu là an toàn và đâu là không an toàn cho các bạn.
(IV) VỀ NHỜ VẢ - GIÚP ĐỠ: Không nên nhờ người khác giúp vấn đề gì đó ở trên máy tính từ xa thông qua các phần mềm thứ 3 (như teamviewer). Qua hình thức này kẻ xấu rất dễ dàng thực hiện hành vi "khốn nạn" với bạn. Nếu quá cần thì nên tìm những người thực sự đáng tin, quen biết support cho bạn như admin, ban quản trị, bộ phận support...
Lời khuyên kèm theo những điều trên là: chính bản thân các bạn nên luôn tự ý thức được giá trị về thông tin để để phòng và bảo mật thông tin của mình; vì bản thân và vì cả người thân của bạn. Hãy đề cao cảnh giác
Trên đây là 1 số kinh nghiệm của e. Chưa phải là đầy đủ hay hiệu quả nhất, Nếu mọi người có những kinh nghiệm khác thì xin hãy chia sẻ, bổ sung để cùng góp sức xây dựng cộng đồng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét