Thứ Tư, 7 tháng 11, 2018

Sinh năm 1985 được Phật nào hộ mệnh?

Hỏi: Xin hỏi chuyên gia Thya Gayya, em sinh năm 1985, trong Phật gíao tuổi của em được vị Phật nào phù hộ độ trì? em cám ơn.

Trả lời: nam giới hoặc nữ giới sinh năm 1985 tức tuổi Ất Sửu. Trong Phật giáo có 8 vị Phật bản mệnh phù hộ độ trì cho 12 con giáp. Trong đó, tuổi Sửu nói chung được Phật bản mệnh là ngài Hư Không Tạng Bồ Tát độ mạng. Cụ thể như sau:


Phật bản mệnh Bồ Tát Hư Không Tạng, tên tiếng Phạn là Akasagarbha, dịch âm là A Già Xả Bích Bà, còn được dịch là Hư Không Dựng, Hư Không Quang, là một trong bát đại Bồ Tát của Phật giáo.

Ý nghĩa Bồ Tát Hư Không Tạng

Trong chúng Bồ Tát, Bồ Tát Hư Không Tạng chủ về trí tuệ, công đức và tài phú. Bởi vì những yếu tố đó giống như hư không mênh mông vô biên, hơn nữa còn có thể thỏa mãn hết thảy nhu cầu, khiến cho chúng sinh đạt được lợi ích vô cùng, chính vì thế ngài có tên như vậy. Trong văn hóa Việt, Bồ Tát Hư Không Tạng là Phật bản mệnh tuổi Sửuvà Phật bản mệnh tuổi Dần.
bồ tát hư không tạng
Hình ảnh: Bồ tát hư không tạng
Tên gọi khác: Hư Không Dựng, Hư Không Quang.
Tên tiếng Phạn: Akasagarbha.
Tâm chú: Nama àkàsa garbhàya om màli kamali mausi svàhà.
Kinh điển: Đại phương đẳng đại tập kinh.

Bồ Tát Hư Không Tạng che chở cho chúng sinh

Trong Mạn đà la Thai tạng giới, Bồ Tát Hư Không Tạng là chủ tôn của viện Hư Không Tạng. Đây là viện thứ 10 trong 12 đại viện của Mạn đà la Thai tạng giới, vị trí ở sau viện Trì minh. Sự biểu hiện ở viện này là từ bi và trí tuệ hợp nhất, hàm chứa muôn đức, có thể ban cho chúng sinh tất thảy sự trân quý và kiêm đủ trí đức, lấy phúc đức làm căn bản. Bồ Tát Hư Không Tạng là một trong 16 vị Bản tôn của Mạn đà la Kim cương giới hiền kiếp. Theo những ghi chép trong kinh Phật, Bồ Tát Hư Không Tạng luôn luôn có sự từ bi thương xót với tất thảy chúng sinh, thường gia trì cho họ. Nếu người nào kiền thành, sau khi lễ bái 35 Phật quá khứ, hơn nữa lại xưng tán danh hiệu Đại Bi Bồ Tát Hư Không Tạng, ngài sẽ hiện thân để che chở cho họ. Trong dân gian cũng phổ biến tín ngưỡng Bồ Tát Hư Không Tạng, có thể tăng tiến phúc đức, trí tuệ, tiêu tai giải nạn. Ở Nhật Bản, Bồ Tát Hư Không Tạng còn được tín phụng hơn ở Việt Nam và Trung Quốc.

Bồ Tát Hư Không Tạng có hình tượng như nào

Trong Phật giáo Tạng truyền có nhiều hình tượng của Bồ Tát Hư Không Tạng, thân phận khác nhau có hình tượng khác nhau. Khi ngài được xem là chủ tôn của viện Hư Không Tạng, hình tượng như sau: Sắc thân có màu đỏ như thịt, đầu đội mũ ngũ phật, tay phải cầm kiếm, lưỡi kiếm lấp lánh; tay trái ngài đặt bên hông và cầm 1 cành hoa sen, trên hoa sen có ngọc như ý, ngồi kiết già trên bảo tọa hoa sen. Ngọc, kiếm mà ngài cầm biểu hiện cho hai pháp môn phúc đức và trí tuệ. Mật hiệu của ngài là Như Ý Kim Cương, hình Tam muội da là đao trí tuệ.
Khi được xem là Bồ Tát thị giả ở viện thích ca, hình tượng của ngài như sau: Tay trái nắm lại giơ lên, ngón giữa gập lại cầm phướn trắng; tay trái úp đặt trước rốn, cầm hoa sen, trên hoa sen có ngọc xanh lục. Ngài khoác thiên y, đứng trên bảo tọa hoa sen, đầu hơi nghiêng về bên trái. Mật hiệu là Vô Tận Kim Cương, hình Tam muội da là ngọc xanh lục trên hoa sen.
Khi ngài được xem là một trong 16 vị bản tôn của Kim cương giới hiền kiếp thì ở vị trí thứ ba trong bốn vị Bản tôn ở phía Nam Mạn đà la bên ngoài viện. Khi đó ngài còn được gọi là Bồ Tát Kim Cương Tràng, Bồ Tát Bảo Tràng. Hình tượng của ngài như sau: Sắc thân màu trắng, tay trái nắm lại đặt ở bên hông; tay phải cầm hoa sen, trên hoa sen có ngọc. Mật hiệu là Phú Quý Kim Cương, Viên Mãn Kim Cương, hình Tam muội da là ngọc Tam biện bảo châu. Thủ ấn là Kim cương phọc, tức hai ngón giữa làm hình trạng bảo bình, hai ngón cái duỗi thẳng.
Mua Phật bản mệnh Hư Không Tạng Bồ Tát tại địa chỉ: https://daquyvietnam.info/tu-khoa/hu-khong-tang/

Sinh năm 1984 được Phật nào hộ mệnh?

Hỏi: em là nữ giới sinh ngày 7/2/1984. Xin hỏi tuổi của em được Phật nào hộ mệnh? em muốn đeo dây chuyền Phật nên đeo Phật nào?

Trả lời: chào bạn, nữ giới sinh ngày 7/2/1984 tính theo lịch âm là năm Giáp Tý. Như vậy bạn tuổi Tý. Trong Phật giáo có 8 vị Phật bản mệnh phù hộ 12 con giáp, vị Phật của bạn là ngài Quán Âm Thiên Thủ. Cụ thể như sau:


Trong các Hóa tướng của Quán Âm, Quán Âm Thiên Thủ là thường gặp nhất. Ở đất Hán và Tạng đều phổ biến lưu truyền pháp tu Quán Âm Thiên Thủ, Đại bi chú được dùng trong giờ tụng kinh sáng tối của các tín đồ Phật giáo Hán truyền và Tạng truyền.
Trong Mật bộ, Quán Âm Thiên Thủ thuộc bản tôn Sự mật bộ. Trong Sự bộ, quán đỉnh bản tôn này thuộc đại lễ quán đỉnh, kéo dài hai ngày. Thông thường, người tiếp nhận quán đỉnh mỗi ngày đều phải tụng chú Lục tự đại minh của ngài 108 lần trở lên. Trong văn hóa Việt, Quán Âm Thiên Thủ là Phật bản mệnh của những người tuổi Tý và tuổi Hợi

Quán Âm Thiên Thủ nghìn tay nghìn mắt

Tương truyền, Quán Âm đã từng phát lời thề trước Phật A Di Đà độ tất cả chúng sinh thoát khỏi bể khổ luân hồi, nếu như phá vỡ lời thề thì thân này tan thành nghìn mảnh. Sau này, ngài độ hóa được chúng sinh trong đại kiếp, nhưng vẫn thấy vô số chúng sinh chịu sự đau khổ trong luân hồi, ứng lời thề mà thân vỡ thành 1000 mảnh. Lúc này thượng sư Phật A Di Đà gia trì cho tất cả mảnh vỡ thân thể của Quán Âm, trở thành Quán Âm Thiên Thủ và có thể dùng muôn cánh tay để cứu độ chúng sinh, thấm đẫm tình cảm xót thương chúng sinh sâu sắc.
Vị Quán Âm này tổng cộng có 11 mặt, 3 mặt của tầng dưới cùng là mặt màu trắng ở giữa, mặt màu xanh bên phải, màu đỏ bên trái; 3 mặt của tầng giữa là mặt màu xanh ở giữa, đỏ bên phải, trắng bên trái; 3 mặt ở tầng trên là mặt đỏ ở giữa, trắng bên phải, xanh bên trái, 9 gương mặt này đều là thuộc tướng tịch tĩnh. Bên trên có một mặt mang tướng La sát phẫn nộ nhe nanh, tóc đỏ. Gương mặt trên cùng là tượng Phật Vô Lượng Quang màu đỏ, biểu thị thuyết pháp cho chúng sinh.
quán âm thiên thủ
Tượng Quán Âm Thiên Thủ
Trong các Hóa tướng của Quán Âm, Quán Âm Thiên Thủ được các tín đồ sùng bái nhiều nhất. Pháp tu Quán Âm Thiên Thủ được lưu truyền rộng rãi bắt đầu ở hai vùng đất Hán, Tạng. Trong Mật bộ, Quán Âm Thiên Thủ thuộc Bản tôn Sự mật bộ.
Quán Âm Thiên Thủ có 8 cánh tay chính trong 1000 cánh tay, 2 cánh tay ở giữa chắp trước ngực cầm ngọc Ma ni. Vật cầm của 3 cánh tay bên phải là : Chuỗi tràng hạt (niệm châu), Kim luân, kết ấn Dữ nguyện. Vật cầm của 3 cánh tay bên trái là : Cành hoa sen chưa nở, cung tên, bảo bình, đại diện cho cứu khổ cứu nạn.

Quán Âm Thiên Thủ và truyền thừa tỳ khiêu ni Bạc Ma

Quán Âm Thiên Thủ có nhiều loại truyền thừa, có 11 mặt 8 cánh tay, 14 tay…, nhưng ở đất Tạng lưu hành nhất là truyền thừa tỳ khiêu ni Bạc Ma. Truyền thừa này còn gắn với một truyền thuyết vô cùng đẹp nhưng bi thương.
Tương truyền, tỳ khiêu ni Bạc Ma vốn là một nàng công chúa xinh đẹp, có nhiều vương tôn công tử mang vàng bạc châu báu đến cầu hôn. Nhưng năm công chúa 16 tuổi, nàng bỗng nhiên mắc bệnh hủi. Từ đó nàng bị mọi người xa lánh, thậm chí đến phụ vương và mẫu hậu hằng ngày vốn yêu thương cũng hắt hủi nàng. Vì quá đau khổ, công chúa một mình rời bỏ hoàng cung, lẩn trốn trong hang trên ngọn núi tuyết không có người đặt chân đến, ngày đêm cầu nguyện Quan Thế Âm. Cứ như vậy trải qua 12 năm, cuối cùng nàng cũng gặp được Quán Thế Âm, hơn nữa bệnh hủi được chữa khỏi. Nàng thổ lộ với Bồ Tát tâm nguyện cứu độ chúng sinh của mình, ngài liền truyền thụ Mật pháp cho nàng. Từ đó về sau, mật pháp Quán Âm truyền thừa bởi tỳ khiêu ni Bạc Ma được lưu truyền rộng rãi. Cho đến nay, nghi thức quán đỉnh Quán Âm Thiên Thủ của phái Cách Lỗ phần lớn đều bắt nguồn từ truyền thừa này.
Quán Âm Thiên Thủ là Phật bản mệnh tuổi Tý và tuổi Hợi
Mua Phật Quán Âm Thiên Thủ tại địa chỉ: https://daquyvietnam.info/tu-khoa/thien-thu-thien-nhan/

Sinh năm 1983 được Phật nào hộ mệnh?

Hỏi: xin hỏi Thya Gayya, em là nam giới sinh năm 1983. Xin hỏi em nên đeo vị Phật nào?

Trả lời: chào bạn, nam giới sinh năm 1983 tức là tuổi Ất Hợi, cầm tinh con heo. Trong phong thuỷ và Phật giáo có 8 vị Phật bản mệnh phù hộ cho 12 con giáp. Trong đó tuổi Ất Hợi 1983 được Phật A Di Đà phù hộ. Cụ thể như sau:


Phật A Di Đà, tên tiếng Phạn là Amita Buddha, tên tiếng Tạng là Dpag tumed Dpagyas, dịch nghĩa là Vô Lượng Quang và Vô Lượng Thọ, là giáo chủ của thế giới Cực Lạc phương Tây.

Phật A Di Đà là Phật bản mệnh tuổi Hợi

Phật bản mệnh gồm có 8 vị Phật và Bồ Tát, còn được gọi là Phật độ mạng hay Phật hộ thân. Thông qua 12 nhân duyên, Thiên can, Địa chi và Ngũ hành tương sinh tương khắc là đất, nước, gió, lửa, không khí, Phật giáo mật tông đưa ra thuyết 8 vị Bản tôn chủ quản 12 con giáp, và Phật A Di Đà chính là Phật bản mệnh tuổi Hợi. Mật tông thường gọi là 8 thần hộ thân.
Trải qua mấy ngàn năm lịch sử, các Bản tôn được các tín đồ Phật giáo tín phụng, cúng dường, trở thành các thiện thần, trợ giúp con người, chuyển hung thành cát, sự nghiệp hanh thông, gia đình hạnh phúc, có sức khỏe, tránh mọi bệnh tật.

Vì sao chúng ta thường niệm A Di Đà Phật

Trong kinh Phật cho rằng, Phật quang minh vô lượng, thọ danh vô lượng, nên trong Phật giáo Hán truyền và Tạng truyền đều được tôn sùng, có vô số người cúng dường cầu trường thọ. Từ tục ngữ: “Nhà nhà thờ A Di Đà, hộ hộ bái Quán Thế Âm” là có thể biết được địa vị của Phật A Di Đà. Phật A Di Đà và tín ngưỡng thế giới Cực Lạc không những đi sâu vào tâm thức các tín đồ Phật giáo, còn mở rộng sang các lĩnh vực khác trong xã hội như văn học, nghệ thuật, phong tục, tập quán. Chính sự gần gũi này, đa số chúng ta thường thờ và niệm A Di Đà Phật.
Theo thuyết pháp trong kinh điển Vô Lượng Thọ kinh của Phật giáo Tịnh Độ tông, trước vô lượng kiếp trong quá khứ là thời đại Phật Thế Tự Tại Vương còn trụ thế. Lúc đó, vị quốc vương của nước Diệu Hỷ thường nghe Phật giảng kinh thuyết pháp. Sau khi nghe xong, không những cảm thấy hoan hỷ mà còn lý giải được sự thâm sâu của Phật pháp. Từ đó, ngài phát tâm Bồ đề vô thượng, từ bỏ vương vị, xuất gia làm tăng, pháp hiệu là Tỳ khiêu Pháp Tạng. Ngài ôm chí lớn, bái Phật Thế Tự Tại Vương làm Thượng sư, tu trì Phật pháp.
Tương truyền, ngài đến nhiều tịnh độ Phật quốc, tập hợp những điểm thù thắng, phát ra 48 đại nguyện nổi danh trong Phật giáo, trải qua nhiều kiếp nỗ lực thực hiện, đã thành tựu được thế giới Cực Lạc. Tịnh Độ tông cho rằng, chỉ cần có đủ niềm tin với Phật A Di Đà, cho dù không thực hiện được đầy đủ 48 đại nguyên vẫn có thể đạt được sự già trì của ngài. Vào thời điểm lâm chung sẽ thuận lợi chuyển thế đến cõi tịnh độ Cực Lạc.
Tham khảo: Bộ sưu tập mặt dây chuyền Phật bản mệnh tuổi Hợi – Phật A Di Đà

Hình tượng của Phật A Di Đà

Trong Phật giáo Tạng truyền, hình tượng Phật A Di Đà thường là: Thân màu đỏ, đầu đội bảo quan, búi tóc, thân mặc thiên y ngũ sắc, dưới là váy lụa, mang chuỗi ngọc trên người, có đầy đủ tất cả các loại trang nghiêm của Phật Báo thân (Sambogakaya), an tọa trên tòa nguyệt luân hoa sen, bảo tọa do 8 con khổng tước khiêng, có ý nghĩa chặt đứt mọi tham dục. Khổng tước tượng trưng cho vẻ đẹp làm rung động lòng người, đồng thời tượng trưng cho sự tham dục. Bởi vì khi thấy đồ vật đẹp, con người thường nổi lòng tham, không chịu từ bỏ.
Phật A Di Đà có màu đỏ, tay phải cầm hoa sen, tay trái cầm chuông. Cánh hoa sen sáng bóng tượng trưng pháp môn Di Đà có thể khiến tâm người tu hành ôn hòa và tĩnh lại. Đồng thời, hoa sen còn tượng trưng cho chúng sinh ở cõi luân hồi, giống như hoa sen ở trong bùn nhơ mà không cấu nhiễm hôi tanh mùi bùn, một khi được khai ngộ, chúng ta có thể thoát khỏi sự thống khổ của luân hồi. Trong tạo tượng Phật giáo, có thể thấy hình tượng chủ tôn Phật Vô Lượng Thọ có 144 Phật lớn nhỏ vây quanh. Loại hình tạo tượng này thường dùng cúng dường trong điện đường tu pháp Trường thọ.

Thế giới tịnh độ cực lạc của Phật A Di Đà

Từ trong các tác phẩm Phật giáo, có thể cảm nhận được rằng, con người luôn mong muốn hướng về thế giới tịnh độ Cực Lạc của Phật A Di Đà. Như miêu tả trong Vô Lượng Thọ kinh : Thế giới tịnh độ Cực Lạc của Phật A Di Đà là một hình cầu. Hình cầu có nghĩa là viên mãn và vô giới. Theo miêu tả trong kinh điển của Tịnh Độ tông, lầu gác bảo điện trên thế giới Cực Lạc mọc lên san sát, lấy vàng lát xuống đất, thất bảo được dùng làm hồ nước, trong hồ nước có tám công đức. Cây cối tự sinh, hoa cỏ đưa hương. Trong đại điện nằm ở giữa chính là chủ tôn A Di Đà đang ngồi, phía trước là hồ thất bảo, có hồ nước 8 công đức, xung quanh hoa cỏ xanh ngát, chim chóc hát ca, một cảnh tượng đầy đủ sung túc, vui vẻ hòa thuận. Thị giả bên cạnh Phật A Di Đà là chư vị Bồ Tát, La Hán do Quán Âm Bồ Tát và Bồ Tát Đại Thế Chí dẫn đầu, chuyên chú lắng nghe pháp âm của Phật Đà. Phật giáo gọi Phật A Di Đà cùng với hai vị Quán Âm và Đại Thế Chí thị giả là 3 vị Phật Di Đà.
Theo những miêu tả trong kinh điển có thể thấy, bất luận là hoàn cảnh sinh sống hay sở thích ăn uống ở thế giới Cực Lạc đều không có dưới nhân gian. Từ đó khiến người phàm trần tích đức hành thiện, ngày đêm hướng về cõi tịnh độ này. Lúc lâm chung sẽ được Phật A Di Đà tiếp dẫn đến cõi tịnh độ Cực Lạc.
Nhưng xét từ lý luận Phật giáo, Niết bàn không phải là nơi mang lại sự hưởng thụ an lạc. Phật Đà dựng nên cõi tịnh độ với mục đích khiến mọi người tu học Phật tốt hơn, toàn tâm toàn ý tu trì Phật pháp, đạt đến nguyện vọng cuối cùng là thành Phật cứu độ chúng sinh. Từ đó có thể thấy, cõi tịnh độ của Phật giáo và thiên đường của các tôn giáo khác có sự bất đồng căn bản.

3 vị Phật Di Đà là những vị nào?

Phật giáo gọi Phật A Di Đà cùng với hai vị Quán Âm và Đại Thế Chí thị giả là ba vị Phật A Di Đà. Bồ Tát thân cận của Phật A Di Đà thường thấy nhất là hai vị đại sỹ Quán Âm và Đại Thế Chí, là hai vị theo Phật A Di Đà giáo hóa chúng sinh trong giới cực lạc, cũng ở trong thế giới Sa Bà đại bi cứu độ tất cả chúng sinh, đồng thời phù giúp Di Đà, giúp chúng sinh có thể thanh tịnh phát nguyện vãng lai đến tịnh thổ cực lạc. Đối với người lâm chung, chư Phật cũng đến để tiếp đón dẫn dắt người đó đến miền tịnh thổ.
3 vị phật a di đà
Về phương vị, thường thì Quán Âm Bồ Tát ở bên trái Phật, Đại Thế Chí Bồ Tát ở bên phải Phật. Đó là vì Quán Âm Bồ Tát là người đại diện cho từ bi, tức là hạ hóa chúng sinh, còn Đại Thế Chí Bồ Tát đại diện cho trí tuệ lớn, nghĩa là thượng cầu Phật đạo.
3 vị phật a di đà
Tranh thêu lụa Tây Tạng
Chủ tôn ở chính giữa bức tranh (hình trên) là Phật A Di Đà. Phật giáo cho rằng, nếu chúng sinh thường xuyên tụng niệm tên gọi của ngài, sau khi chết có thể vãng sinh đến thế giới cực lạc. Vì thế Phật A Di Đà còn được gọi là Phật Tiếp Dẫn, Phật Vô Lượng Thọ.
Hơn 100 các vị bản tôn, Bồ Tát, Hộ Pháp, tăng già, tượng trưng cho ánh sáng Phật vô hạn của Phật A Di Đà, ánh sáng đó phổ chiếu khắp nơi, có thể khiến cho chúng sinh thoát khỏi tất cả chướng ngại, có sức khỏe và trường thọ.

Phật A Di Đà có địa vị như thế nào trong Phật giáo?

Phật A Di Đà, dịch nghĩa là Phật Vô Lượng Quang hoặc Phật Vô Lượng Thọ và là giáo chủ của thế giới Tây phương Cực lạc. Trong Phật giáo đại thừa, Phật A Di Đà có vị trí đặc biệt quan trọng. Phật A Di Đà chọn Quán Âm Bồ Tát và Bồ Tát Đại Thế Chí làm hai vị thị giả. Trong thế giới cực lạc, ngài có lòng từ bi vĩ đại, giáo hóa chúng sinh, dẫn dắt chúng sinh đến miền cực lạc.
Theo Vô Lượng Thọ kinh, từ rất lâu rồi, có một vị Phật Thế Tự Tại Vương xuất thế thuyết pháp, chuyển luân thánh vương khi đó phát tâm xuất gia, gọi là tỳ khiêu Pháp Tạng. Tỳ Khiêu Pháp Tạng đứng trước Phật Thế Tự Tại Vương, đề xuất tâm đạo vô thượng, đưa ra 48 tâm nguyện và thề nguyện xây dựng cảnh giới cực lạc trang nghiêm, tu tập đạo Bồ Tát và thành Phật. Ngài vốn hy vọng trong vô số đất Phật thập phương, thành tựu tịnh thổ cực lạc là điều kỳ diệu nhất, đẹp đẽ nhất, tài giỏi nhất. Vì thế Phật Thế Tự Tại Vương cung cấp cho vị tỳ khiêu này 21000000 đất Phật. Tỳ khiêu Pháp Tạng liền lấy những đất Phật này làm tư liệu, chọn lựa nơi đẹp đẽ nhất trong số những đất Phật đó, xây dựng tịnh thổ của mình. Tỳ khiêu Pháp Tạng bắt đầu thực hiện ý nguyện đó, tu học Lục Ba La Mật, cuối cùng viên mãn thành Phật, được gọi là Phật A Di Đà.
Sau khi Phật A Di Đà thành Phật, bất cứ ai, chỉ cần có tâm nguyện tu hành, niệm Phật, nhất định sẽ có sự chỉ đạo của Phật A Di Đà, vãng sinh đến miền cực lạc chân, thiện, mỹ, thánh.
Mua Phật bản mệnh tại địa chỉ: https://daquyvietnam.info/tu-khoa/tuoi-hoi/

Thứ Năm, 1 tháng 11, 2018

Sinh năm 1982 được Phật nào hộ mệnh?

hỏi: trong 8 vị phật bản mệnh cho 12 con giáp xin hỏi Phật nào hộ mệnh cho ngừoi sinh năm 1982? thỉnh Phật bản mệnh ở đâu?

Trả lời:

Chào anh, chị,
Sinh năm 1982 tuổi Nhâm Tuất. Trong 12 con giáp thì tuổi Mậu Tuất được Phật bản mệnh là ngài Bất Động Minh Vương phù hộ độ trì.

Chị có thể tìm thỉnh Bất Động Minh Vương tại địa chỉ là https://daquyvietnam.info

Khi thỉnh về chị cần biết nên đeo màu gì, có thể tham khảo 2 bài viết là 1982 hợp màu gì1982 mệnh gì. Cụ thể về Phật Bất ĐỘng Minh Vương như sau:

Bất Động Minh Vương, tên tiếng Phạn là Acalnatha. “Bất Động” chỉ tâm từ bi, kiên cố, không thể xoay chuyển, “Minh” chỉ ánh sáng trí tuệ, “Vương” chỉ chế ngự tất thảy hiện tượng.

Bất Động Minh Vương có địa vị như nào

Bất Động Minh Vương là Bản tôn có địa vị tôn quý quan trọng nhất trong Ngũ đại Minh Vương, được tôn xưng là “Bất Động tôn” hay “Vô Động Tôn”. Ngài có thể sánh ngang với Bồ Tát Quán Thế Âm và Bồ Tát Địa Tạng trở thành 3 chủ tôn của tượng Phật dân gian. Dựa theo sự phân loại của Mật giáo về Tam luân thân, ngài là giáo lệnh luân thân của tất thảy chư Phật. Cho nên, ngài còn được gọi là “vua của chư Minh vương”, “chủ tôn của Ngũ đại chủ tôn”.
Theo sự truyền thừa của Mật giáo, Minh vương là Như Lai vì nhiếp phục kiếp nạn để độ hóa chúng sinh và tuyên dương chân ngôn diệu pháp mà biến hiện thành chư tôn tướng phẫn nộ. Bất Động Minh Vương lại là Ứng, Hóa thân của Đại Nhật Như Lai, thụ giáo mệnh của Như Lai, thị hiện tướng phẫn nộ, thường an trụ trong lửa tam muội, tiêu trừ chướng nạn và sự ô uế trong ngoài, tiêu diệt tất thảy ma quân oán địch.
Bất Động Minh Vương là một trong tám Phật bản mệnh, ngài là Phật bản mệnh tuổi Dậu và Phật bản mệnh tuổi Tuất.

Bất Động Minh Vương có hình tượng như nào

Theo Phật giáo Tạng truyền, hình tượng của Bất Động Minh Vương thường là tướng phẫn nộ ba đầu, sáu tay hoặc là một mắt, tám tay, ánh mắt nhìn giận dữ, răng cắn chặt. Tay phải cầm kiếm, tượng trưng cho việc đoạn trừ phiền não, ác ma. tay trái cầm dây, biểu thị phương tiện tự tại, đồng thời cũng biểu thị dùng dây đó bắt trói tất thảy ác ma, ác ma lớn nhất chính là ngã chấp. Chỉ cần hàng phục nội tâm, tất cả ma chướng bên ngoài đều sẽ được tịnh hóa.
Tạo tượng của Bất Động Minh Vương phần nhiều là tượng ngồi, ít khi có tượng đứng, là việc phỏng theo tín ngưỡng thần Bản tôn Thấp Bà của Ấn Độ giáo. Ở hai bên của Bất Động Minh Vương thường có hai đồng tử Căng Yết La và Chế Tra Già, hoặc là có tám đồng tử hay ba mươi sáu đồng tử thị giả. Ngoài ra, còn có mô hình tạo tượng một mặt, hai tay: Tóc ngài rủ xuống qua vai, mày chau lại phẫn nộ, hai bên khóe miệng lộ ra hai chiếc răng nanh, thị hiện tướng đại phẫn nộ. Thân trên khoác tấm phướn, bên dưới mặc váy da hổ, tay phải cầm kiếm, tay trái nâng dây, cùng với đồng tử đứng dạng chân trên quầng lửa trí tuệ.
Hiển thị Bất Động Minh Vương là sự thể hiện của tính tích cực và sức mạnh hành động.

Lời nguyện của Bất Động Minh Vương

Bất Động Minh Vương đã phát nguyện: “Người lấy thân ta phát tâm Bồ Đề, người nghe danh hiệu của ta dứt ác tu thiện, người tu theo pháp môn của ta được đại trí tuệ, người hiểu tâm ta tức thân thành Phật”. Uy lực của ngài vô cùng lớn, bất luận là Phật giáo ở đâu cũng đều coi trọng việc tu tập pháp môn của vị bản tôn này. Tu tập pháp môn này có thể đoạn trừ tất thảy chướng ngại, phiền não, thuận lợi trên con đường tu thành Phật quả.

Sinh năm 1981 được Phật gì hộ mệnh?

Hỏi: xin chào thya gayya, cho mình hỏi nếu mình sinh năm 1981 thì trong 8 vị Phật bản mệnh cho 12 con giáp, mình được Phật gì hộ mệnh vậy bạn? và mình nên đeo Phật màu gì? thỉnh ở đâu?

Trả lời:

Chào anh, chị! sinh năm 1981 tính theo âm lịch là tuổi Tân Dậu, tuổi của chị được Phật bản mệnh là ngài Hư Không Tạng Bồ Tát phù hộ độ trì.

Để biết chị nên đeo trang sức hình Phật màu gì, chị có thể tham khảo bài viết 1981 hợp với màu gìsinh năm 1981 mệnh gì, tại đây thya gayya không nói thêm về 2 vấn đề đó nữa vì bài viết rất chi tiết và dễ hiểu.

Cuối cùng, chị có thể thỉnh Phật bản mệnh tại địa chỉ uy tín là https://daquyvietnam.info

Ý nghĩa Bồ Tát Hư Không Tạng

Trong chúng Bồ Tát, Bồ Tát Hư Không Tạng chủ về trí tuệ, công đức và tài phú. Bởi vì những yếu tố đó giống như hư không mênh mông vô biên, hơn nữa còn có thể thỏa mãn hết thảy nhu cầu, khiến cho chúng sinh đạt được lợi ích vô cùng, chính vì thế ngài có tên như vậy. Trong văn hóa Việt, Bồ Tát Hư Không Tạng là Phật bản mệnh tuổi Sửuvà Phật bản mệnh tuổi Dần.
bồ tát hư không tạng
Hình ảnh: Bồ tát hư không tạng
Tên gọi khác: Hư Không Dựng, Hư Không Quang.
Tên tiếng Phạn: Akasagarbha.
Tâm chú: Nama àkàsa garbhàya om màli kamali mausi svàhà.
Kinh điển: Đại phương đẳng đại tập kinh.

Bồ Tát Hư Không Tạng che chở cho chúng sinh

Trong Mạn đà la Thai tạng giới, Bồ Tát Hư Không Tạng là chủ tôn của viện Hư Không Tạng. Đây là viện thứ 10 trong 12 đại viện của Mạn đà la Thai tạng giới, vị trí ở sau viện Trì minh. Sự biểu hiện ở viện này là từ bi và trí tuệ hợp nhất, hàm chứa muôn đức, có thể ban cho chúng sinh tất thảy sự trân quý và kiêm đủ trí đức, lấy phúc đức làm căn bản. Bồ Tát Hư Không Tạng là một trong 16 vị Bản tôn của Mạn đà la Kim cương giới hiền kiếp. Theo những ghi chép trong kinh Phật, Bồ Tát Hư Không Tạng luôn luôn có sự từ bi thương xót với tất thảy chúng sinh, thường gia trì cho họ. Nếu người nào kiền thành, sau khi lễ bái 35 Phật quá khứ, hơn nữa lại xưng tán danh hiệu Đại Bi Bồ Tát Hư Không Tạng, ngài sẽ hiện thân để che chở cho họ. Trong dân gian cũng phổ biến tín ngưỡng Bồ Tát Hư Không Tạng, có thể tăng tiến phúc đức, trí tuệ, tiêu tai giải nạn. Ở Nhật Bản, Bồ Tát Hư Không Tạng còn được tín phụng hơn ở Việt Nam và Trung Quốc.

Bồ Tát Hư Không Tạng có hình tượng như nào

Trong Phật giáo Tạng truyền có nhiều hình tượng của Bồ Tát Hư Không Tạng, thân phận khác nhau có hình tượng khác nhau. Khi ngài được xem là chủ tôn của viện Hư Không Tạng, hình tượng như sau: Sắc thân có màu đỏ như thịt, đầu đội mũ ngũ phật, tay phải cầm kiếm, lưỡi kiếm lấp lánh; tay trái ngài đặt bên hông và cầm 1 cành hoa sen, trên hoa sen có ngọc như ý, ngồi kiết già trên bảo tọa hoa sen. Ngọc, kiếm mà ngài cầm biểu hiện cho hai pháp môn phúc đức và trí tuệ. Mật hiệu của ngài là Như Ý Kim Cương, hình Tam muội da là đao trí tuệ.
Khi được xem là Bồ Tát thị giả ở viện thích ca, hình tượng của ngài như sau: Tay trái nắm lại giơ lên, ngón giữa gập lại cầm phướn trắng; tay trái úp đặt trước rốn, cầm hoa sen, trên hoa sen có ngọc xanh lục. Ngài khoác thiên y, đứng trên bảo tọa hoa sen, đầu hơi nghiêng về bên trái. Mật hiệu là Vô Tận Kim Cương, hình Tam muội da là ngọc xanh lục trên hoa sen.
Khi ngài được xem là một trong 16 vị bản tôn của Kim cương giới hiền kiếp thì ở vị trí thứ ba trong bốn vị Bản tôn ở phía Nam Mạn đà la bên ngoài viện. Khi đó ngài còn được gọi là Bồ Tát Kim Cương Tràng, Bồ Tát Bảo Tràng. Hình tượng của ngài như sau: Sắc thân màu trắng, tay trái nắm lại đặt ở bên hông; tay phải cầm hoa sen, trên hoa sen có ngọc. Mật hiệu là Phú Quý Kim Cương, Viên Mãn Kim Cương, hình Tam muội da là ngọc Tam biện bảo châu. Thủ ấn là Kim cương phọc, tức hai ngón giữa làm hình trạng bảo bình, hai ngón cái duỗi thẳng.

Phật nào hộ mệnh cho tuổi 1980

Hỏi: xin hỏi thya gayya, tôi sinh năm 1980 được vị Phật nào hộ mệnh? và nên đeo Phật màu gì? thỉnh Phật ở đâu tốt?

Trả lời: Chào anh/ chị. Trong phong thuỷ cũng như trong Phật giáo, người sinh năm 1980 được vị Phật bản mệnh hộ mạng là ngài Đại Nhật Như Lai ( là Phật bản mệnh của ngừoi tuổi Thân nói chung). Để biết chị đeo màu gì thì chị cần tham khảo trong bài viết này: 1980 hợp màu gì? hoặc là 1980 mệnh gì , ở đây chúng tôi xin phép không nói qua vì bài viết này đã quá chi tiết rồi.

Ngoài ra, có nhiều nơi để chị thỉnh Phật về làm trang sức đeo cổ, tuy nhiên theo tôi được biết nơi tốt nhất và uy tín nhất là https://daquyvietnam.info

Đại Nhật Như Lai, tên tiếng Phạn là Vairochana, dịch là Phật Ma Ha Tỳ Lô Giá Na, còn gọi là Phật Tỳ Lô Giá Na. Biểu thị Phật Đà từ bi ban cho chúng sinh sự gia trì vô lượng ánh sáng Phật. Giống như mặt trời của dân gian, không phân biệt giàu nghèo, sang hèn, hiền ngu, tốt xấu, đối với vạn vật trên mặt đất đều phổ chiếu bình đẳng. Ngài là Bản tôn, đồng thời là Phật căn bản tối thượng được Mật giáo cung phụng. Kinh điển căn bản là Đại Nhật kinh sớ. Cho dù trong Kim cương giới hay Thai tạng giới của Đông Mật hoặc trong Sự bộ, Hành bộ của Tạng Mật, ngài đều có địa vị hiển hách. Trong Tứ bộ Mật tục của Phật giáo Tạng truyền, thuộc về bộ Như Lai trong Hành bộ và Tục bộ.
Trong văn hóa Việt, Đại Nhật Như Lai là Phật bản mệnh của người tuổi Mùi và tuổi Thân.
đại nhật như lai
Hình ảnh từ website của Chùa Đại Nhật Như Lai

Hình tượng của Đại Nhật Như Lai

Trong Phật giáo Tạng truyền, hình tượng thường thấy của Đại Nhật Như Lai là : Sắc thân màu trắng, 4 mặt 2 tay, 2 tay kết ấn Thiền định, cầm bát bảo pháp luân, thần thái khoan thai, quan sát khắp bốn phương. Ngài khoác vải choàng vai bằng lụa, có đầy đủ sự trang nghiêm, ngồi xếp bằng trên tòa hoa sen. Xung quanh pháp tòa thường là hồ nước trong vắt, ý chỉ sự thanh tịnh của Phật cảnh, hiện rõ các vật báu. Có khi, Đại Nhật Như Lai xuất hiện dưới hình tượng của chủ tôn Phật Ngũ phương: Ở giữa là Đại Nhật Như lai, 4 mặt 2 tay, đầu đội bảo quan, thân khoác thiên y, trang sức trên người là những chuỗi ngọc quý, có đầy đủ 8 loại châu báu, 13 loại trang nghiêm, tư thế khoan thai ngồi trên tòa nguyệt luân hoa sen. Hoa sen và nguyệt luân tượng trưng cho phương tiện và trí tuệ. Phương tiện và trí tuệ là vũ khí sắc nhọn để đoạn diệt mê hoặc và vọng tưởng, từ đó đem các nghiệp ác chuyển thành nghiệp thiện. Đại Nhật Như Lai 4 mặt đều là màu trắng, tượng trưng không cấu nhiễm bụi trần. 4 mặt mang ý nghĩa là Phật hướng về 4 phương diễn giảng Phật pháp. Hai tay kết ấn thiền định, tay ôm pháp luân đặt ở giữa rốn, ý nghĩa diễn thuyết Phật pháp không ngừng nghỉ. Phía trên bên trái là Phật Bảo Sinh màu vàng, phía trên bên phải là Phật A Di Đà màu đỏ, phía dưới bên trái là Phật Bất Động màu xanh lam, phía dưới bên phải là Phật Bất Không Thành Tựu màu xanh lục. Các ngài đều trang sức những loại trân bảo và 13 loại trang nghiêm hoàn chỉnh, an tọa trên tòa nguyệt luân hoa sen.
đại nhật như lai
Đại nhật như lai. Phía trên bên trái là Phật Bảo Sinh màu vàng, phía trên bên phải là Phật A Di Đà màu đỏ, phía dưới bên trái là Phật Bất Động màu xanh lam, phía dưới bên phải là Phật Bất Không Thành Tựu màu xanh lục
“Pháp luân” (tên tiếng Phạn Dharmacakra) mang ý nghĩa biểu tượng đặc trưng trong Phật pháp. Phật giáo lấy pháp luân ví với Phật pháp có 3 tầng hàm ý: Một là phá trừ cái ác, ngụ ý Phật pháp không ngừng nghỉ, phá trừ nghiệp ác của Thân, Khẩu, Ý; hai là xoay tròn, ngụ ý Phật pháp được lưu truyền rộng rãi, như bánh xe quay mãi không dừng; ba là viên mãn, ngụ ý Phật pháp viên mãn không có bất cứ sự thiếu khuyết, mà tròn trịa như bánh xe. Những kinh pháp Phật đà tuyên giảng trong suốt cuộc đời được chia thành 3 thời đoạn, được gọi là “Tam chuyển pháp luân”.
Trong Tạng Mật, Mạn đà la Kim cương giới và Mạn đà la Thai tạng giới đều lấy Đại Nhật Như Lai là chủ tôn. Tuy nhiên, hình tượng và tư thế của Đại Nhật Như Lai trong hai Mạn đà la này có những điểm khác nhau. Đại Nhật Như Lai của Kim cương giớingồi xếp bằng, hiện tướng Bồ Tát, tóc dài, đầu đội bảo quan Ngũ trí, nửa thân trên trang trí vòng cổ tay, vòng cánh tay, chuỗi ngọc, tay kết ấn Trí quyền, tức ngón trỏ tay trái duỗi thẳng, bàn tay phải nắm lại, toàn thân màu trắng. Đại Nhật Như Lai của Thai tạng giới cũng ngồi xếp bằng, hiện tướng Bồ Tát, nhưng búi tóc, áo quấn quanh thân, tay kết ấn Pháp giới định, tức tay trái ở dưới, tay phải ở trên, 2 ngón tay cái chạm vào nhau, toàn thân màu vàng (hoặc màu trắng).
Mật tông trong Phật giáo Tạng truyền được phân thành Tứ bộ bao gồm: Sự bộ, Hành bộ, Du già bộ, Vô thượng Du già bộ. Sự bộ tương đối trọng về tu trì bề ngoài, như yêu cầu về sự thanh khiết, hoàn cảnh của cúng dường, pháp khí, tự thân. Hành bộ là trong ngoài đều giống nhau, có nghĩa là luôn chú trọng tính bình đẳng đối với yêu cầu bề ngoài và tu trì trong nội tâm. Du già bộ chỉ xem trọng tu luyện nội tâm, ít yêu cầu về hoàn cảnh bên ngoài. Đến Vô thượng Du già bộ, hoàn toàn chú trọng việc tu trì nội tâm, không để ý đến hoàn cảnh bề ngoài.
Hiện nay, truyền thừa của bản tôn Mật tục trong Hành bộ tương đối hiếm thấy, tiêu biểu nhất là Đại Nhật Như Lai. Nghi thức tu trì của Đại Nhật Như Lai tương đối phức tạp, trong đàn thành có 117 vị Phật, có vô vàn chú ngữ và thủ ấn, biến hóa khôn lường. Các chùa viện ở Tây Tạng khi thực hiện hoàn chỉnh một lần nghi lễ tu pháp của Đại Nhật Như Lai, ít nhất cần khoảng 5-8 tiếng. Cũng có thể do tu trì Bản tôn Đại Nhật Như Lai có yêu cầu tương đối nhiều, độ khó cao, thủ ấn phức tạp nên ít được truyền thừa.

Thứ Bảy, 25 tháng 3, 2017

Vòng tay thạch anh tím mua ở đâu

Vòng tay thạch anh tím là loại vòng đá phong thủy rất đẹp và thời trang, được các bạn nữ ngày nay ưa chuộng. 

Nếu bạn đang muốn mua cho mình một chiếc vòng tay thạch anh tím đẹp và sành điệu, bên cạnh đó cũng không thể bỏ qua vấn đề về chất lượng và giá thành sao cho vừa tốt lại vừa rẻ, hợp túi tiền.

Vậy mua vòng tay thạch anh tím ở đâu đẹp, uy tín, chất lượng mà giá thành lại vừa phải?

Đầu tiên, tham khảo qua thị trường một loạt các cửa hàng, mình thấy giá vòng tay thạch anh tím giao động ở mức từ 150.000đ đến 1.250.000đ tùy loại.

Nói chung, những loại giá thấp như khoảng 150.000đ không đẹp, màu sắc nhạt nhòa, bề mặt nhiều nứt vỡ lại có những vết màu trắng đục trông rất xấu.

Tham khảo đến cửa hàng DaquyVietnam được tư vấn, thì những loại giá rẻ như vậy thường lẫn các tạp chất bẩn, làm ảnh hưởng đến vẻ đẹp của đá.

Theo DaquyVietnam, để đánh giá tiêu chuẩn vẻ đẹp của vòng tay thạch anh tím thì chúng ta cần quan sát như sau:

Trong việc mua bán và trao đổi thạch anh tím trên thị trường đá quý thế giới, người ta đã đưa ra bốn tiêu chuẩn nhằm đánh giá chất lượng của vòng tay thạch anh tím như sau:
Màu sắc: một chiếc vòng thạch anh tím đẹp phải có màu tím hoặc tím đỏ, màu sắc hài hòa ở mọi góc nhìn.
Độ trong suốt: vòng tay thạch anh tím chất lượng phải trong suốt. Khi kiểm tra dưới kính phóng đại, không phát hiện lẫn các tạp chất, các vết vỡ.
Kiểu cắt: hạt vòng phải tròn đều, không bị méo mó.
vòng tay phong thủy đá thạch anh tím
Chất lượng vòng thạch anh tím tiêu chuẩn của DaquyVietnam
Vòng tay thạch anh tím chất lượng thấp
Vòng tay thạch anh tím chất lượng thấp
Vậy vòng tay thạch anh tím giá bao nhiêu mua vòng tay thạch anh tím ở đâu?
sản phẩm vòng tay đá thạch anh tím chất lượng cao, theo tiêu chuẩn chất lượng 3A về màu sắc, kiểu cắt, độ sạch, độ trong. Gồm 3 kích cỡ có giá thành như sau:
  • Loại kích cỡ 8mm giá 650.000
  • Loại kích cỡ 10mm giá 750.000
  • Loại kích cỡ 12mm giá 850.000
Nếu bạn muốn mua, tốt nhất nên tìm những địa chỉ uy tín, mình khuyên các bạn nên mua ở DaquyVietnam tại địa chỉ này là hết sức hợp lý: https://daquyvietnam.info/shop/vong-tay-phong-thuy-da-thach-anh-tim-10mm/